Quà tặng từ nhiên nhiên

Nhựa sống căng tràn .

Phật giáo

Tốt đời đẹp đạo.

Tình yêu thương đong đầy

Sống cho đi đâu chỉ nhận riêng mình.

Khám phá sắc màu cuộc sống.

Những tin tức, hình ảnh, sự kiện mới lạ hằng ngày.

Bếp Việt

Chia sẻ những kỷ năng khi vào bếp, khám phá ẩm thực chay trên thế giới.

Wednesday, September 30, 2015

Những câu nói giúp bạn thay đổi cuộc đời

Cuộc sống là nhất thời, công việc cũng chỉ là tạm thời...

1. Nolan Bushnell

"Công thức của thành công rất đơn giản, dẹp hết cách vấn đề của bạn và làm gì đi. Nhiều người có ý tưởng, nhưng rất ít người bắt tay vào thực hiện chúng. Đừng chờ đến ngày mai hay chờ đến tuần sau mới làm, hãy làm ngay hôm nay. Người thành công đích thực là người hay làm, chứ không phải là người hay mơ."
Nếu bạn ngồi nói về ý tưởng và những dự định của mình thì đó là một điều tốt, tuy nhiên bạn phải biết cách làm cho chúng hoạt động chứ đứng biến chúng trở thành những lời nói có cánh và bay đi mất. Bở rất nhiều người có ý tưởng, nhưng rất ít người dám mạo hiểm thực hiện những ý tưởng và mơ ước đó, họ không dám chấp nhận thất bại để thành công. Vì thế hãy thể hiện mọi việc qua hành động. Hành động ngay lập tức nếu bạn muốn trở thành người thành công!

2. Estee Lauder

“Tôi không đạt được những thành tựu này chỉ bằng cách mơ hay nghĩ về nó. Tôi đạt được vì tôi đã bắt tay vào thực hiện nó.”
Cũng giống như Nolan Bushnell, bà Estee Lauder cũng nhấn mạnh đến sự dám nói dám làm, bắt tay vào công việc thay vì suốt ngày mơ mộng thì bạn sẽ không thành công được trong bất kỳ việc gì. Hãy hành động ngay hôm nay, ngay bây giờ!


3. Mark Zuckerberg

“Nếu bạn làm việc với sự yêu thích và đam mê, bạn sẽ không cần đến một kế hoạch tổng thể xem mọi thứ diễn ra như thế nào.”
Sự đam mê là động lực cho tất cả những gì bạn làm. Nhiều người ra kinh doanh vì mục đích kiếm thật nhiều tiền càng tốt, nhưng chỉ có sự đam mê mới giúp cho họ thành công. Khi bạn làm việc vì đam mê, bạn sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, và thành công sẽ đến từ đó.
Bạn có phải là người có đam mê và lý tưởng sống? Bạn đã tìm thấy nó hay chưa trong cuộc sống của bạn? Bạn sẽ làm gì nếu như không tìm thấy nó?... -readzo.com - Kết nối bạn với tri thức cộng đồng

4. John Rampton

“Bạn có thể nói bất kỳ điều gì với bất kỳ ai, nhưng cách bạn nói sẽ quyết định cách người ta phản hồi lại bạn.”
Bạn là người cởi mở, bạn có thể chia sẻ bất kỳ điều gì với bất kỳ ai, nhưng liệu bạn đã nghĩ đến hậu quả của việc càng nhiều người biết việc của bạn thì càng khó kiểm soát hay không? Nếu là việc tốt thì nó thật tuyệt vời, nhưng là việc không tốt thì sao? Bạn đã nghĩ chưa?

5. Howard Schultz

“Mạo hiểm hơn cả những gì người khác nghĩ là an toàn. Mơ mộng nhiều hơn cả những gì người ta nghĩ là thực tiễn”.
Đừng e ngại nói ra những gì bạn nghĩ là đúng và đừng ngại mạo hiểm, hãy vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, bạn sẽ nhận được kết quả hơn cả mong đợi. Ngay cả khi những ý tưởng, những thay đổi của bạn mang lại kết quả rất nhỏ, nhưng những thay đổi nhỏ này sẽ là tiền đề cho những thay đổi lớn lao hơn. Không có gì là không thể.
Đơn giản đó là ước mơ của tôi và tôi sẽ cố gắng để thực hiện được điều đó. -readzo.com - Kết nối bạn với tri thức cộng đồng

6. Steve Jobs

“Luôn nghĩ rằng mình sắp chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn nhất cuộc đời mình. Tất cả mong đợi, hãnh diện, sợ hãi, bối rối và thất bại sẽ biến mất trước mặt cái chết, chỉ còn những điều thật sự quan trọng mới tồn tại. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất để tránh suy nghĩ rằng bạn sẽ thất bại, do đó hãy luôn nghe theo lời mách bảo của trái tim mình.”
Hãy luôn luôn học hỏi và đừng bao giờ tự hài lòng với kiến thức của mình, hãy luôn trong tâm thế muốn học hỏi, đừng bao giờ nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ.
Bạn không chỉ biết cách mỉm cười với cuộc sống mà bạn còn biết lý do, tại sao bạn lại có thể cười. -readzo.com - Kết nối bạn với tri thức cộng đồng

7. Mark Cuban

Hãy làm việc như thể có ai đó sẵn sàng làm việc 24 giờ mỗi ngày để cướp lấy tất cả công việc từ bạn.”
Cuộc sống là nhất thời, công việc cũng chỉ là tạm thời. Một ngày nào đó bạn nhận ra thành công hôm nay là do tất cả nỗ lực bạn đã làm trong quá khứ. Vì thế, dù cho bạn là ai, ở vị trí nào, thực tập sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, trưởng nhóm… sẽ luôn luôn có người sẵn sàng nỗ lực và làm việc chăm chỉ hơn bạn, vì vậy hãy luôn phấn đấu hết mình trong mọi việc mình làm. Điều này sẽ giúp bạn phát triển và thành công hơn.

Những tháng năm bên Mẹ.

Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.

Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.

Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn.

Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên bàn ăn.

Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.



Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên: “Con không đi”.

Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.

Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.

Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.

Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đá đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến sinh nhật khác. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng hề quay lại.


Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xem phim. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình ti-vi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu.

Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.

Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng ngủ.

Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ khi nào có thể.

Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm.

Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.



Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.

Khi bạn 20, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp: “Đó không phải là chuyện của mẹ”.

Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai, bạn cảm ơn mẹ bằng cách trả lời: “Con không muốn giống mẹ.”

Khi bạn 22, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cám ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch châu Âu không.

Khi bạn 23, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.

Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu: “Con xin mẹ đấy!”.



Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.

Khi bạn 30, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng: “Mọi việc giờ đã khác xưa rồi”.

Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời: “Con thật sự bận mẹ ạ!”.

Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài “Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào”.



Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành. “Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi … có thể cai trị cả thế giới.”

Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dù rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: “Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”

Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại. Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.

Mẹ cho ta tình yêu vĩnh cữu… Tình mẹ như biển cả và lòng mẹ như dòng sông … mẹ … tình mẹ vô vàng rộng lớn hơn vũ trụ tạo hóa!

Tuesday, September 29, 2015

Những điều cấm kỵ phụ nữ cần chú ý khi đi chùa.

Phụ nữ đi đền chùa cần lưu ý những điểm sau:

1. Ăn mặc phóng túng có thể dễ dàng khơi dậy những tư tưởng xấu, tà niệm và dẫn đến hành vi cư xử tà dâm, vì vậy, các bạn nữ khi mặc y phục nên chú ý:

Nên mặc những y phục có màu sắc tươi sáng giản dị, tránh mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ, loè loẹt.

Không nên mặc quần ngắn, váy ngắn hay những đồ bó sát làm lộ thân thể.

Không nên mặc áo hở ngực, hở lưng và rốn. Nếu bạn mặc quần áo như vậy đi chùa, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tạo nghiệp.

Không nên mặc quần áo trong suốt. Ví như có thể nhìn xuyên qua áo ngoài mà thấy màu sắc của áo lót bên trong, thậm chí đường viền của áo lót, hay thông qua những chiếc quần, bạn có thể nhìn thấy màu sắc của quần lót, và thậm chí đường viền quần lót cũng lộ ra… những điều này đều rất không tốt.

2. Đừng xức nước hoa.



3. Ngoài những việc cần chú ý như trên, cũng cần lưu ý rằng không phải chỉ ăn mặc giản dị là được. Đừng cố tình trang điểm nhằm cho mình trông rất thanh khiết. Nhìn bề ngoài thì không có vấn đề gì, nhưng chỉ khi nội tâm hiển lộ vẻ đẹp tinh khiết của mình, đó mới là giá trị đích thực.

Vậy thì điều gì mới là tốt? Khi người khác nhìn thấy bạn mà không gợi một chút tâm tà niệm hay tình cảm nam nữ nào thì đó mới là đúng.

4. Không nên đi gần hay sát cạnh các nhà sư, tuyệt đối không được chạm vào thân thể hay bàn tay của nhà sư, ngay cả với những vị sư già và rất quen thuộc, đều tuyệt đối không được động đến. Đừng tạo thêm nghiệp, đừng tự biến mình thành minh chứng xấu.

5. Tuyệt đối không được ở chung phòng đơn độc cùng với người xuất gia, nhất là với cửa ra vào và cửa sổ đóng kín, đặc biệt kỵ nhất là ở am sư, đó không phải là nơi mà phụ nữ có thể vào.

6. Đừng nói những điều vô nghĩa và chuyện phiếm, hoặc nói chuyện đùa tếu với các sư thầy. Đừng nên tạo nghiệp, đừng hại họ và cũng đừng tự hại mình.

Vậy những lời nói như thế nào được gọi là “vô nghĩa”? Khi bạn kể một câu chuyện, người nghe ở đây là bậc tu hành. Với cả hai thì câu chuyện ấy không giúp ích gì cả; ngay cả với chính bạn cũng như mục đích giải thoát nhân sinh của người tu hành đều không hề có ích. Ý nói vô nghĩa ở đây chính là như vậy.



7. Không nên nói chuyện cười đùa trong đền chùa, cười lớn tiếng, hoặc cố tình hiển lộ giọng nói của mình dù giọng bạn tinh khiết hay thánh thót như trẻ con… đều nên tránh.

8. Không nên chụp ảnh chung cùng người xuất gia tu hành một cách tuỳ tiện thoải mái. Ngay cả khi chụp ảnh để thể hiện mối quan hệ giữa mình và nhà sư… thì đều không nên.

Nếu như bạn thật sự tôn trọng những người tu hành thì hãy cố gắng tìm hiểu và học tập tu luyện Phật Pháp, đó mới là điều cơ bản.

9. Khi người xuất gia có biểu hiện tình cảm đối với bạn, bạn cần lập tức kiểm tra lại mình, và lập tức rời đi!

Khi bạn là một người giản dị, trang nghiêm, thanh tịnh, điều đó sẽ giúp bạn có được một người chồng không tham mê sắc dục. Anh ấy không phải là người yêu mỹ sắc và sẽ có thể mãi mãi chung thuỷ với bạn.

Điều này cũng đúng đối với phái nam, nếu người đàn ông bước vào ngôi chùa ni cô, thì cần chú ý không mặc quần áo thu hút sự chú ý của các ni cô, đừng làm phiền tâm cầu đạo của các nữ tu.

“Ninh giảo thiên giang thuỷ, phi nhiễu đạo nhân tâm” – tạm dịch là: Thà rằng khuấy động nghìn sông, còn hơn quấy nhiễu tâm người tu đạo.

Những câu nói đơn giản sẽ khiến bạn thức tỉnh mỗi khi muốn bỏ cuộc

"Em gái, nếu em không chịu cố gắng, một năm sau em vẫn sẽ là em như lúc này, chỉ là già thêm một tuổi."

1. Lúc mày ngồi nghịch điện thoại, ngồi chơi máy tính, tình địch của mày đang học bài chăm chỉ. 

2. Bố mẹ nuôi bạn hơn 20 năm trời, không phải để bạn vì một đứa con trai mà đòi sống đòi chết. 

3. Đời người chỉ có 900 tháng thôi. 

4. Những người xinh đẹp hơn bạn còn cố gắng nhiều hơn bạn. 

5. Ngay cả gương mà mày còn dám soi thì còn việc gì trên thế giới này có thể làm khó mày được nữa. 

large (4)-3c731
6. Đừng chắp tay dâng thế giới cho người mà bạn khinh thường. 

7. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi không có tiền gửi ngân hàng. Tôi không dám kêu mệt, vì tôi còn chưa làm ra được thành tựu gì. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi còn phải sống. Tôi có thể từ bỏ việc lựa chọn, nhưng tôi không thể chọn cách từ bỏ. Vậy nên, kiên cường, đấu tranh là lựa chọn duy nhất của tôi. 

8. Mọi đau khổ của con người đều là sự cười nhạo cho chính sự bất lực của bản thân. 

9. Nếu bạn không cố gắng, người khác muốn kéo tay bạn lên cũng chẳng biết tay bạn đang ở chỗ nào. 

10. Không chết được thì phải sống, đã sống thì phải sống cho ra hồn người! 

11. Phía sau tôi không có lấy một người, sao tôi dám ngã xuống. 

large (3)-3c731
12. Có lẽ bạn cho rằng một buổi tối bạn học được 50 từ mới đã là giỏi, mà không biết người ta đã qua hết cấp này tới cấp khác. Có lẽ bạn cho rằng mỗi ngày bạn phải đi làm 8 tiếng đã là mệt mỏi muốn chết, mà không biết rằng có những người phải làm hai công việc từ sáng sớm tới đêm khuya. Thế giới này chưa bao giờ thiếu người biết cố gắng, chỉ thiếu người có thể kiên trì tới cùng. 

13. Hôm nay bạn đọc sách, ngày sau sẽ đếm tiền. 

14. Nếu bạn thành công, ngay cả bạn nói dóc cũng thành nói thật. Nếu bạn thất bại, mọi lời nói thật cũng chỉ như nói dóc. Đừng tùy tiện phơi bày vết thương của mình cho người khác xem, vì giữa xã hội này, bạn sẽ không phân rõ người nào sẽ là người bôi thuốc cho bạn, người nào sẽ xát muối vào nó... Có thể khóc, có thể hận, nhưng không thể không mạnh mẽ! Vì phía sau bạn còn cả một đám người đang chờ cơ hội chế giễu bạn!!! 

15. Vấp ngã mà còn không chịu đứng lên, tính đợi người ta giẫm đạp lên hay sao? 

large (6)-3c731

16. Nếu không thể làm ba mẹ tự hào, vậy hãy để họ bớt lo lắng đi cũng được. 

17. Đừng chọn sống an nhàn vào những năm tháng còn có thể chịu khổ được. 

18. Em gái, nếu em không chịu cố gắng, một năm sau em vẫn sẽ là em như lúc này, chỉ là già thêm một tuổi. 

19. “Như mày sao gọi là thất tình? Chẳng qua chỉ là đem cái chân giò cho con chó ven đường ăn, kết quả nó cũng chẳng theo mày về nhà, mày tiếc là tiếc cái chân giò kia thôi.” 

large (5)-3c731
20. Nếu bạn muốn một cuộc sống bình thường, vậy bạn sẽ gặp phải những ngăn trở bình thường. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống tốt nhất, vậy bạn nhất định sẽ gặp phải những khó khăn lớn nhất. Thế giới này rất công bằng, bạn muốn thứ tốt nhất, vậy phải chấp nhận những vết thương đau nhất. Nếu có thể vượt qua, bạn thắng; nếu không thể, vậy hãy ngoan ngoãn lui về làm một người bình thường đi! Cái gọi là thành công, không phải là nhìn xem bạn thông minh bao nhiêu mà là bạn có thể mỉm cười vượt khó những cửa ải khó khăn hay không. 

21. Khi bạn tuyệt vọng, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tới rất gần với hy vọng.
Theo
 Yingie / Trí Thức Trẻ

Monday, September 28, 2015

Dầu hào chay Maggi

 Thành phần:

 Cách sử dụng: Dầu hào chay Maggi như một thứ gia vị dùng để tẩm ướp hoặc dùng trộn với các món xào thêm ngọt đồng thời tạo độ bóng, tạo màu sắc cho món ăn thêm hấp dẫn.

 Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.Nên đậy nắp chai sau khi sử dụng.

                                                                                 Dầu hào chay Maggi

Friday, September 25, 2015

Câu chuyện buồn về thiêu thân

      Từ hôm ấy trở đi, thiêu thân luôn nhớ tới ánh lửa huyền bí ấy. Vào mỗi buổi chiều, khi mặt trời vừa khuất sau chân núi.. thiêu thân đã cố gắng vươn đôi cánh yếu ớt của mình mà bay đến khu rừng ấy để được gặp lửa, cùng trò chuyện và được lửa sưởi ấm trong đêm...

       Đã bao giờ bạn nghe kể về câu chuyện của con thiêu thân chưa? Người ta hay nói rằng, thiêu thân là 1 loài vật khờ dại nhất trên đời ... vì nó luôn lao vào những nơi có ánh sáng mà không cần biết ánh sáng ấy phát ra từ đâu và cũng không cần suy nghĩ đến những nguy hiểm trong chính ánh sáng mà nó lao vào...nên mọi người đặt tên cho nó là "thiêu thân" 
***
        Sinh ra đã bị gọi là thế nên có nhiều con thiêu thân ức lắm.. và trong số đó, có 1 con thiêu thân đã chống lại việc bị đặt tên như thế bằng hành động là không bao giờ lao vào nơi có ánh sáng. Mỗi khi đồng loại lao vào những ánh đèn đường sáng loá trong màn đêm , con thiêu thân này đều bỏ đi nơi khác. ..
       Cho đến 1 ngày, nó đang bay quanh quẩn trong 1 khu rừng thì nhìn thấy 1 ánh sáng rất đẹp.. rất huyền ảo.. ánh sáng ấy khi càng tới gần lại càng phát ra 1 hơi ấm mãnh liệt , nồng nàn và ấm áp.. thiêu thân thấy mình bỗng nhiên bối rối lắm... thiêu thân đảo tới đảo lui rất nhiều lần quanh ánh sáng ấy. Sau hồi lâu, nó phát giác ra đó là 1 ngọn lửa bập bùng cháy trong đêm...


Nó tò mò tiến lại gần hơn, càng gần thì càng bị ánh lửa cuốn hút, phải cố gắng lắm, nó mới không bị ánh lửa ấy hút xoáy vào..


Ngọn lửa khi nhìn thấy con thiêu thân bé nhỏ, đã mỉm cười : "Chào cô gái, bay đi đâu vào giữa đêm khuya khắc vậy hả?" Thiêu thân e ngại trả lời : "... mình đi tìm ... đi tìm..." Lửa ngọt ngào : "Tìm gì vậy?..."
Lúc ấy , không hiểu sao khi nghe giọng nói ấm áp của lửa, thiêu thân bỗng cảm thấy rất vui. Lửa ngắm nhìn thiêu thân rất lâu. Cả 2 trò chuyện hơn cả tiếng đồng hồ, rồi thiêu thân cáo từ và về trước.
Từ hôm ấy trở đi, thiêu thân luôn nhớ tới ánh lửa huyền bí ấy. Vào mỗi buổi chiều, khi mặt trời vừa khuất sau chân núi.. thiêu thân đã cố gắng vươn đôi cánh yếu ớt của mình mà bay đến khu rừng ấy để được gặp lửa, cùng trò chuyện và được lửa sưởi ấm trong đêm...
Cho đến 1 ngày , thiêu thân nhìn thấy lửa buồn lắm.. lửa nói với thiêu thân ... lửa rất yêu thương cây. Ngày nào lửa cũng ở đây để sưởi ấm cho cây cả.. nhưng cây không để ý tới lửa vì cây rất sợ lửa làm mình bị cháy ... nên cây chẳng khi nào chịu lại gần lửa cả.
Thiêu thân nghe lửa tâm sự mà thiêu thân buồn lắm.. thì ra lửa đã có người yêu trong lòng mất rồi.. thì ra bấy lâu nay, lửa chỉ xem thiêu thân là bạn thôi.. vậy mà thiêu thân đã thêu dệt nên quá nhiều thứ trong suy nghĩ nhỏ bé của mình ... thiêu thân khóc rất nhiều.
Rồi kể từ đó, lửa không còn nhìn thấy thiêu thân nữa... không ai nói cho lửa nghe là thiêu thân đã đi đâu. Lửa nhớ về thiêu thân như 1 ng bạn tri kỷ mỗi đêm lắng nghe tâm sự và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với lửa. Lửa nghĩ rằng, chắc thiêu thân biết lửa không yêu thương mình nên đã rời bỏ lửa để đi tìm 1 ánh sáng khác.
***


1 ngày, 2 ngày.. rồi 1 tháng trôi qua..

thiêu thân lại trở về bên lửa.. lửa ngạc nhiên hỏi rằng : "thiêu thân đã đi đâu vậy ? Lúc ấy, thiêu thân trông rất mệt mỏi. 1 tháng thôi mà cứ như 1 năm trời xa cách, thiêu thân tàn tạ đi đến không ngờ.
Thiêu thân cười và nói rằng: "thiêu thân đi ngao du, đi chơi khắp nơi đó mà...hihi không có gì đâu!"
Nhưng cả 2 chưa nói được gì nhiều thì lửa bỗng la to vì ánh lửa sau bao nhiêu ngày cháy sáng - nay đã sắp vụt tắt. Thiêu thân lo sợ khóc thét lên. Nó dùng đôi cánh yếu ớt của nó bay xung quanh lửa. nN sợ lắm.. sợ lửa sẽ không còn tồn tại nữa, sợ lửa sẽ mất đi sự sống. Nó đã dùng miệng mà cắn nát những chiếc lá nhỏ rồi từ từ thả vào lửa. Hết lá này đến lá khác...
Thiêu thân hy vọng chúng sẽ giúp lửa sáng lâu hơn. Nó ngước nhìn ông trời , nó cầu mong rằng nếu có thể, hãy đánh đổi sinh mạng giữa nó và lửa. Nó thà mất đi chứ không muốn lửa bị dập tắt ...
Rồi, khi không còn đủ sức nữa, thiêu thân ngã quỵ xuống đất. Chiếc cánh bé nhỏ không còn đủ sức giúp nó tung cánh bay lên. Nó lết đi từng bước. Và trong lúc tuyệt vọng nhất, nó đã lao ngay vào ánh lửa ấy. Nó mong rằng mạng sống nhỏ bé này đủ làm cho lửa sáng hơn. Lửa đã gào to, ngăn thiêu thân lại nhưng không còn kịp nữa.
Trong giây phút ấy, lửa chỉ cảm nhận hơi thở sau cùng của thiêu thân trong chính cơ thể mình. Đâu đó văng vẳng tiếng thiêu thân: "Nếu như thiêu thân chết đi.. mà có thể đem lại sự sống và hạnh phúc cho lửa thì thiêu thân cũng sẽ làm. Lửa hãy sống thật vui nhé! Hãy cười thật vui ... và đừng nhớ tới con thiêu thân bé nhỏ này."
Lửa đau xót lắm. Chính nỗi đau ấy làm lửa sáng bùng lên trong đêm tối., rồi lửa nghe tiếng ai vừa quen vừa lạ ...Là cây
Lửa ngạc nhiên nhìn cây : "sao cây lại đến đây?" ...
Cây từ tốn : "Suốt 1 tháng qua, thiêu thân đã đi tìm cây khắp nơi. Khu rừng này quá rộng lớn đối với đôi mắt của thiêu thân. Cây nghe bạn bè nói lại, khi đi đến đâu, thiêu thân cũng hỏi han về tin tức của cây. Ngày không ăn, đêm không nghỉ...cho đến khi tìm được cây. Thiêu thân đã khóc rất nhiều và kể về lửa. Cây không nhớ hết thiêu thân đã nói những gì .. chỉ biết là lửa rất yêu cây và xin hãy vì điều ấy, mà cây quay trở về bên lửa. Nếu thiêu thân có thể làm gì để cây đồng ý đến bên cạnh lửa, thiêu thân cũng sẽ làm... "
Cây và lửa im lặng nhìn nhau ...


Người đời có thể cho là thiêu thân thật khờ dại. Nhưng với lửa và cây, cũng như những ai biết về mối tình thầm lặng mà chân thành của thiêu thân, sẽ hiểu rằng: chưa bao giờ cái chết của thiêu thân là vô nghĩa cả!
Sau khi chết, diêm vương đã hỏi, kiếp sau thiêu thân muốn làm con gì nhất. Nó đã khóc rất nhiều và nói : "Làm con thiêu thân. Ngàn đời vạn kiếp cũng là 1 con thiêu thân. để được quyền lao vào lửa ... "
Một ngọn lửa dù nóng đến cháy da cháy thịt. 1 ngọn lửa dù chỉ muốn sưởi ấm cho người khác... thiêu thân vẫn sẽ lao vào.
Vì nó biết, nó đã chết cho 1 tình yêu chân thành nhất. Nếu ngọn lửa ấy muốn sưởi ấm cho ai, thiêu thân sẽ cùng ngọn lửa tìm kiếm người ấy để sưởi. Nếu ngọn lửa không đủ sức cháy sáng, thiêu thân sẽ đem thân mình ra làm than hy sinh cho ngọn lửa... Và nếu ngày mai, ngọn lửa không còn khả năng cháy nữa, con thiêu thân này cũng sẽ là đám tro tàn ở bên cạnh ngọn lửa đến cuối cuộc đời.
Và người đời vẫn luôn gọi nó là ....con thiêu thân

Thursday, September 24, 2015

DẦU ĂN SIMPLY 1L, 2L, 5L

                                                         Dầu đậu nành Simply tốt cho hệ tim mạch                                                

Thông tin dinh dưỡng (100g)

Năng lượng: 900Kcal; Chất đạm:0; Chất béo không bão hòa khác: 1,797g; Chất béo bão hòa: 15g; Vitamin E: 0,003g; Hydrat carbon: 0; Cholesterol: 0; Natri: 0 

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

- Hàm lượng axit béo tự do: Oleic: 0,1% tối đa
- Chỉ số i-ốt (Wijs): -125 - 135 
- Không sử dụng chất bảo quản và chất tạo màu

Công dụng

Dùng để chiên xào, trộn salad, làm nước xốt

Bảo quản

Để nơi khô ráo và thoáng mát

Những nghiệp báo nhân quả và đầu thai kiếp sau (Phần II).

Phật dạy: “Phàm làm người ở cõi đời, sinh tử đều do nhân duyên. Do nhiều nhân duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi." Lời Phật dạy không sai tí nào mà còn rất thâm thúy. Đệ tử sống và luôn làm theo lời Đức Phật dạy bảo: tu thân, tích đức để tạo phước sau này...

9. LỞ LƯỠI VÌ NÓI SAI SỰ THẬT
Ngày xưa ở Trung Quốc có người tên là Vũ Quý Sang. Hắn thích bẻ cong sự thật, chế nhạo, đùa bỡn những lỗi lầm và trêu chọc người khác.
Khi Vũ Quý Sang gặp người xấu xí, hắn cười anh ta, khi gặp người đẹp trai, hắn nhạo anh ta, khi gặp người trí thức hắn nạt anh ta, khi gặp người tinh ranh hắn cố tìm lỗi lầm và chỉ trích anh ta, khi gặp người nghèo khổ hắn coi thường anh ta, khi gặp người giàu có hắn vu khống anh ta, khi gặp quan chức hắn moi móc đời tư của vị này cho mọi người biết, khi gặp một học giả, hắn loan truyền bí mật của người này, khi gặp người hoang phí tiền bạc, hắn ca tụng anh ta là người rộng rãi; khi gặp kẻ nham hiểm chuyên lừa lọc, dữ tợn, độc ác với mọi người, hắn ca tụng gã này là cao cả. Khi gặp người nào nói về giáo lý của nhà Phật, hắn nhạo báng và gọi vị này là Sư; khi gặp người nào nói về Lão Giáo và tu đức hạnh, hắn cười và gọi anh ta là đạo đức giả. Khi thấy ai nói lời tử tế hắn phê bình “Chỉ được lời nói hay”. Khi gặp người làm việc thiện, hắn chỉ trích: “Thật là kỳ cục, tại sao anh làm việc tốt này mà không làm việc tốt kia?”. Đi tới đâu hắn cũng bình luận và nói trái sự thật.
Về sau Vũ Quý Sang bất ngờ bị lở lưỡi. Hắn luôn phải đâm vào lưỡi, để máu chảy đầy miệng, làm như vậy mới bớt đau đớn. Hằng năm hắn bị đau từ năm đến bảy lần. Hắn quằn quại rên siết cực độ khi muốn nói. Cuối cùng hắn chết vì lưỡi bị teo. Đó là nghiệp báo do nói sai sự thật. 
10. LỜI DỐI TRÁ TẠO RA VẬN MỆNH
Ở phủ Hà Giang có người tên là Phùng Thụ Nam, thông minh và viết văn hay. Nhưng anh ta đã lưu lạc ở kinh thành suốt hơn 10 năm trường mà vẫn không thành công. Mỗi khi gặp được cơ duyên thì cuối cùng luôn luôn bị tan vỡ. Khi anh ta nhờ người khác giúp, thì ngoài mặt họ bằng lòng nhưng thực tế là không hề quan tâm gì đến anh ta cả. Cuộc sống của anh ta rất khó khăn, trong lòng vô cùng thất vọng và buồn rầu. Có một lần, anh ta vào miếu khẩn cầu Thần linh gợi ý và hướng dẫn cho vận mệnh của mình.
Đêm đó, anh ta mơ thấy một vị Thần nói với mình: "Anh chớ oán giận đường đời gian khổ. Thực ra, vận mệnh cả đời anh đều là tự anh tạo thành cả, oán hận có ích gì? Kiếp trước anh thích dùng lời dối trá để giành được tiếng thơm là một vị trưởng lão trung hậu. Thấy người khác gặp việc khó khăn, anh biết rõ việc đó không thể thành công, nhưng lại cực lực xúi bẩy người khác làm, khiến người ta cảm ơn anh đã tán thành và gợi ý cho họ. Thấy kẻ ác phạm pháp, biết rõ hành vi tội lỗi của người đó là không thể tha thứ được, anh lại nhiều lần biện bạch cho họ, làm cho người khác cảm kích anh. Anh làm như thế, khiến bao nhiêu những lời cảm ơn tốt đẹp đều dành cả cho anh, còn bao nhiêu oán thù phẫn hận toàn quy kết hết cho người khác. Tâm anh hiểm ác như thế, còn cần phải chỉ ra hay sao? Bởi vậy có thể thấy, người khác đối với anh có vẻ như thân thiết, thực ra là xa cách, tưởng như quan tâm, thực ra là lạnh nhạt thờ ơ, đó cũng là lẽ tất nhiên. Anh tự ngẫm lại xem, như thế có xứng đáng hay không? Đối với một con người, nếu người đó vô tình phạm vài lỗi lầm nào đó, thì có thể dùng một việc thiện nào khác để bồi thường lại. Nhưng nếu một người rắp tâm làm điều sai trái, đó chính là vi phạm đạo đức, không thể tha thứ được. Nếu anh cố gắng làm việc tốt mới có thể được may mắn mà thôi!"
Phùng Thụ Nam nghe xong vô cùng hối hận, sau đó không lâu thì bệnh chết. 
11. KHÔNG NÊN COI THƯỜNG NÓI ĐÙA
Vào thời Đông Chu liệt quốc, Tống Mẫn Công có người tướng tên là Nam Cung Trường Vạn. Một hôm đi đánh nước Lỗ, Nam Cung sa cơ thất thế bị giặc bắt. Cũng chính lúc ấy, nước Tống bị thiên tai, Lỗ Trang Công không nghĩ đến thù xưa, còn sai người sang cứu giúp. Tông Mẫn công thấy thế cho sứ giả đến tạ ơn và xin tha cho Nam Cung Trường Vạn. Nam Cung được thả về nước, Tống Mẫn Công ra nói đùa: “Trước kia ta rất coi trọng ngươi, bây giờ đã là tù nhân thì ta không còn trọng nữa đâu”. Thấy Nam Cung ngây ra, mặt đỏ tía tai, hết sức hổ thẹn, Đại phu Cừu Mục nói với Tống Mẫn Công: “Vương công chớ nên coi thường sự đùa dỡn mà sinh ra lòng khinh nhờn hay dẫn đến sự phản nghịch. Tống Mẫn Công trả lời: “Ta với Nam Cung Trường Vạn rất thân thiết, khanh chớ có sợ”. Một hôm Tống Mẫn Công đánh cờ thắng Nam Cung Trường Vạn nên đắc ý nói đùa dỡn: “Người là tên tù chẳng làm được việc gì, làm sao đánh thắng được ta”. Nam Cung Trường Vạn tức giận đứng lên nói: “Kẻ tù này tuy đánh cờ không thắng được vua, nhưng có thể giết vua”. Nói xong, lấy bàn cờ đập vỡ đầu Tống Mẫn Công chết ngay tại chỗ, rồi làm loạn.
Sự nói đùa dẫn đến nghiệp báo như thế. 
12. NÓI ÁC KHẨU BỊ ĐỌA LÀM KHỈ
Đây là câu chuyện Đức Phật dạy về việc Ác Khẩu và quả báo của nó:
Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con. Sư  Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.
Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự  nghĩ: Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch: “Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị”.
Đức Phật trả lời: “Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia”.
Nghe tin này Sư  Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu: “Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai”.
Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.
Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhảy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng, để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhảy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư  Chất. Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.
Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời: “Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chặn con một cách vô lý”.
Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.
Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo: “Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ  lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?”.Đức Phật trả lời: “Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ  lúc nào và ở đâu”. Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp: “Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?”. Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp: “Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.
Nghe đức Phật giảng xong, các vị Tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói. 
13. NÓI LỜI BỊA ĐẶT GÂY NGHIỆP ÁC
Ngày xưa có một ông trưởng giả rất giàu có, tiền muôn bạc triệu, tài sản dùng suốt đời không hết, lại có người vợ vừa xinh đẹp vừa hiền đức, nên đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn. Nhưng niềm vui của ông ngắn ngủi, Ông lập gia đình một thời gian lâu mới sinh được một đứa con trai, ngày đứa bé ra đời ông vui mừng khôn kể xiết. Nhưng bất hạnh thay, đứa con ông chỉ mới khóc oe oe chào đời đã vương bệnh nặng. Theo lời thầy thuốc chẩn bệnh thì đó là những mụn nhọt độc hại mọc trên da đứa bé khiến nó khóc cả ngày, thế nhưng danh y nào mời đến cũng đều lắc đầu chịu thua. Tội nghiệp đứa bé, rất nhiều thầy thuốc đã bó tay rồi, mà nó vẫn cứ đêm ngày khóc la vì đau đớn, cuộc sống thật là khổ sở.

Tiếng khóc gào rên rỉ của nó làm náo động tới bà con làng xóm, nên người ta đặt tên cho nó là thằng “Khóc Gào”. Gần nhà cậu có một ông hàng xóm già, nghe tiếng rên la đau đớn của Khóc Gào, trong lòng thấy bất nhẫn, bèn tìm đến nhà cậu thăm hỏi và nói với cậu rằng: “Tôi nghe rất nhiều người về khen ngợi tán thán rằng tại Tinh xá Kỳ Viên có một vị Đại Y Vương, bệnh trên thân hoặc bệnh trong tâm của chúng ta Ngài đều có thể chữa trị được hết. Ngài có phương tiện thần thông nhiệm mầu, bệnh của cậu có trầm trọng đến đâu cũng sẽ tức khắc lành, cậu nên mau mau tìm đến Ngài cầu xin chữa bệnh. Khóc Gào nghe nói thế, vui mừng vô kể, vội mang tấm thân bệnh hoạn tìm đến Tịnh xá Kỳ Viên xin được gặp đức Phật.

Khi Khóc Gào nhìn thấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp trên thân uy nghi sáng chói của Phật, cậu hân hoan tán thán ngay. Những đau đớn khổ não của cậu giảm thiểu đi rất nhiều, lập tức gieo cả năm vóc xuống đất lễ bái đức Phật.

Đức Phật từ bi chưa từng bỏ rơi bất cứ chúng sinh bệnh khổ nào, nên khi thấy Khóc Gào tới, Ngài rất hoan hỉ, bèn tuyên thuyết cho cậu những pháp môn thù thắng có năng lực diệt trừ tất cả mọi khổ não. Khóc Gào nghe Đức Phật thuyết pháp xong bèn sám hối tội lỗi. Lúc ấy nhọt độc đã hành hạ cậu trên mười năm qua lập tức tan biến, bệnh khổ của cậu hoàn toàn được tiêu trừ, nên tâm cậu sinh khởi niềm cung kính hoan hỉ chân thành, cậu bèn cầu xin đức Phật cho phép cậu được xuất gia làm tỳ kheo. Cậu tu hành tinh tiến, chẳng bao lâu đắc quả A la hán.

Các vị tỳ-kheo khác thấy tình cảnh của Khóc Gào như thế, thấy đó là điều rất hy hữu, bèn thỉnh Thế Tôn nói về nhân duyên khiến cho cậu phải chịu quả báo lúc trước. Đức Phật giảng cho các đệ tử nghe rằng: “Vô lượng kiếp về trước, ở thành Ba La Nại có hai vị phú ông nọ. Bình thường hai người đã không ưa nhau và đố kỵ nhau, nên một trong hai người đem rất nhiều vàng bạc châu báu lên dâng tặng nhà vua. Khi nhà vua nhận những vật cống hiến của ông này rồi thì rất quý trọng ông. Vì thế khi ông này gièm siểm ông kia trước mặt nhà vua rằng “người ấy vô cùng hiểm ác, thường dùng mưu độc ám hại tôi, xin Đại vương hãy nghiêm trị người ác để bảo vệ dân lành”, thì nhà vua vốn đã nhận vật cống hiến nên không còn sáng suốt nhận định, nhất nhất tin lời ông này và ra lệnh bắt giam, không đếm xỉa tới những lời biện hộ của người kia, còn đem ra tra tấn tàn khốc. Người này phải chịu tất cả những hình phạt đau đớn nhất, thương tích đầy thân như vẩy cá, phải nhờ gia đình xuất tiền chuộc tội mới được thả về nhà. Về tới nhà ông suy nghĩ không ngừng, thấy rằng con người vì có thân cho nên mới có khổ, mới bị lắm tai nhiều họa. Mình và người kia không hề có oán thù chi mà họ lại có thể hại mình đến mức thân tàn ma dại như thế này. Không lâu sau, ông bỏ gia đình vào núi tu hành và thành Bích Chi Phật. 

Vị Bích Chi Phật phát tâm đại từ bi, sợ rằng người kia kiếp sau sẽ chịu quả báo đau khổ nên tới nhà người ấy thị hiện đủ loại thần thông, khiến người kia thấy những biến hóa bất khả tư nghì như thế, sinh tâm kính ngưỡng, lập tức thỉnh Bích Chi Phật lên tòa ngồi và chuẩn bị đủ loại thực phẩm đặc biệt để cúng dường và sám hối tội cũ của mình đối với Ngài.

Đức Phật nói đến đây, ngừng một lúc rồi nói tiếp: “Các ông phải biết, người sàm tấu với vua chính là tỳ kheo Khóc Gào đã chịu khổ trong kiếp này. Sau, nhờ ân huệ của Bích Chi Phật, sám hối tội lỗi cũ, và nhờ công đức thành kính quy y Tam Bảo nên ngày nay được Như Lai cứu độ, mau đắc quả thánh. Đừng nghĩ rằng những lời sàm tấu nói ra mà không ai biết. Nghiệp tội không trốn được, dẫu trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng đã phạm tội như thế rồi mà biết sám hối thì có thể được cứu độ.
 14. RẮN ĐỘC
Trong Chư kinh yếu tập có ghi một chuyện như sau: Luận Đại Trang nghiêm ghi: “Ta từng nghe, có lần Đức Phật và A Nan đi qua một cách đồng hoang ở nước Xá Vệ. Thấy bên bờ ruộng có một khối vàng, Đức Phật bảo A Nan: “Đó là rắn độc”. A Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Đúng là rắn độc!”. Bấy giờ có một người đang cày ruộng, nghe Đức Phật và A Nan nói có rắn độc, liền nghĩ: “Ta đến xem thế nào mà sa môn nói là rắn độc”. Ông ta liền đến xem thì thấy một khối vàng ròng, liền nghĩ: “Sa môn nói rắn độc, nhưng đây chính là vàng ròng”. Vì lòng tham, ông liền gom lấy tất cả số vàng kia mang về nhà. Người này trước kia rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhưng từ khi nhặt được vàng thì trở nên giàu có, ăn mặc dư giả.
Vua và các quan rất kinh ngạc về sự giàu có của ông, bèn đến tra xét và bắt giam vào ngục. Cho dù ông ta giao nộp tất cả số vàng lấy được lúc trước, nhưng vẫn không khỏi tội. Khi sắp bị xử chém, ông ta thốt lên: “Rắn độc, A Nan! Rắn độc, Thế Tôn!”. Người đứng bên cạnh nghe nói như thế, liền tâu lên vua. Vua liền cho gọi ông ta đến hỏi: “Tại sao ngươi nói: Rắn độc, A Nan! Rắn độc, Thế Tôn”. Ông ta tâu: “Ngày trước, thần đang cày ruộng thì nghe Đức Phật và A Nan gọi vàng là rắn độc, nay thần mới hiểu”. Vua nghe nói thế liền thả cho ông ta về.
 15. PHẢI TRẢ NGHIỆP DO THAM LAM
Trong một lần Đức Phật đang thuyết pháp, có một ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, dung mạo tựa như người có phước tướng nhưng chịu phải cảnh nghèo khổ, quần áo không đủ để che thân, rách nát lõa lồ, lại thường bị cảnh đói khát, kéo lê từng bước, vừa đi vừa thở một cách mỏi mệt. Đã trải qua mười năm, ông nghe có Phật tại thế, trong lòng rất vui mừng, ngày đêm luôn luôn phát nguyện được gặp Phật. 

Ông chống gậy lần hồi tìm đến, cầu mong được yết kiến Ngài. Chẳng may vừa đến ngõ Tịnh Xá, ông lại gặp phải các vị Phạm Thiên, Đế Thích chặn lại không cho vào. Uất ức, ông già mới kêu than. Ở trong, Phật đã biết việc gì đang xảy ra giữa ông già và Phạm Thiên Đế Thích ở ngoài ngõ tịnh xá, Phật mới quay sang bảo A Nan hãy ra cho ông ấy vào.
Bấy giờ ông già lòm còm đi vào, vừa trông thấy Phật, ông rưng rưng hai hàng nước mắt, vừa mừng vừa khóc, cúi đầu sụp lạy đức Phật, rồi quỳ thẳng, chấp tay sụt sùi kính bạch: “Con sinh ra đời bất hạnh, chịu cảnh bần cùng khốn khổ, đói khát lạnh lẽo. Cầu chết không được, sống thì không biết nhờ cậy ai. Con nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ yêu thương che chở khắp tất cả. Muôn vật đều được nhờ ân đức của Thế Tôn. Tâm con vui sướng, đêm ngày phát nguyện, mong được một phen chiêm ngưỡng tôn nhan từ mười năm qua, nay mới được kết quả như nguyện.
Phật dạy: “Phàm làm người ở cõi đời, sinh tử đều do nhân duyên. Do nhiều nhân duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi. Ta sẽ nói cho ông rõ nguồn gốc của tội lỗi mà ngày nay ông đã gánh chịu: Đời trước ông sinh vào nhà Minh Huệ Vương là một ông Vua cai trị một đại cường quốc. Khi đó ông là Thái tử Kiêu Quí. Trên được Phụ Vương và Mẫu Hậu quí trọng, dưới được thần dân kính phụng. Vì thế nên ông hết sức kiêu căng, tự cao, tự đại, tâm ý buông lung, khinh ngạo mọi người, xem thường tất cả. Giàu có cự phú, tài sản muôn ức, đều là chiếm đoạt của dân. Trăm họ nghèo cùng bởi vì thuế khóa thu hết. 

Ông chỉ biết gom góp, chứ không biết bố thí. Bấy giờ có một vị Sa môn tên là Tịnh Chí từ xứ xa đi đến. Vì thiếu một cái pháp y, nên tìm đến ông, mong ông bố thí một cái mà thôi, chứ không mong cầu gì nhiều. Nhưng ông tuyệt nhiên không cho, lại còn đối xử một cách quá tệ ác, đã không cho pháp y, lại cũng không cho ăn. Ông bắt vị Sa môn vô tội ngồi mãi trước nhà, muốn đi ông vẫn không cho. Qua bảy ngày đêm không thí cho một hớp nước. Thân thể đã ngất xỉu, hơi thở thoi thóp, tánh mạng sắp nguy kịch. Coi đó như một trò vui, cho tập trung nhiều người đến xem, ông lấy làm vui thích lắm! Lúc ấy có vị cận thần khuyên can ông rằng: “Thái tử chớ nên làm như vậy. Đây là một Sa môn hiền từ, khiêm tốn, bên trong mang cả tinh thần đạo đức. Sự lạnh lẽo bên ngoài, đối với con người ấy không có gì đáng gọi là lạnh lẽo, và sự đói khát cũng không đáng là đói khát. Sở dĩ đến đây xin là muốn gây phước đức cho kẻ khác thế thôi. Thái tử đã không bố thí cho thì thôi, đừng nên gây cùng bức cho người ta. Tốt hơn là Thái tử trả tự do cho vị Sa môn này đi. Đừng nên gây thêm điều gì tội lỗi!”. Thái tử đáp rằng: “Đây là người gì mà giả xưng là đạo đức. Ta cho chịu khốn khổ thử chơi, chứ ai để cho chết làm gì? Khanh đừng lo. Thôi khanh thả cho ông đi.” Nói xong liền cho thả vị Sa môn đi ra khỏi thành.
Vị Sa môn đi cách thành khoảng mười dặm, lại gặp phải bọn giặc cướp bị đói lâu ngày muốn bắt vị Sa môn giết ăn thịt. Tình cờ có Thái tử đi đến, thấy sự kiện như thế, tự nhủ rằng: “Ta đã không cho cơm áo vị Sa môn ấy thì thôi, chớ đâu lại nỡ để cho bọn giặc đói giết hại! Ta phải cứu người.” Bọn giặc đói thấy Thái tử can thiệp, nên cả bọn đều sụp lạy xin tha tội và thả vị Sa môn đi.
Vị Sa môn lúc đó nay là Bồ Tát Di Lặc đây, Thái tử Kiêu Quí lúc đó, nay là ông đây. Sở dĩ nay ông chịu phải tội bần cùng khốn khổ là do đời trước tham lam bỏn xẻn. Lý do nay ông được trường thọ là bởi cứu mạng sống vị Sa môn. Tội phước báo ứng như bóng theo hình! Ông già bạch Phật: “Việc quá khứ đã rõ ràng như vậy. Con xin nguyện được giũ sạch từ đây mà nguyện đem mạng sống thừa này được làm Sa môn, về sau đời đời được hầu bên Phật.”
 16. OAN OAN TƯƠNG BÁO
Thuở xưa vào thời chánh pháp của Đức Phật Thích Ca, có một vị trưởng giả giàu có. Vị này có hai người vợ, người vợ lớn không con, người vợ nhỏ sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, cả  gia đình nhờ thế mà vui vẻ.
Khi ấy người vợ lớn sinh lòng sân hận, đố kỵ, luôn tìm cách để hại đứa bé con người vợ nhỏ, nhưng bên ngoài bà tỏ ra hết lòng thương yêu, chiều chuộng, không một chút ganh tỵ nào.
Một hôm người vợ nhỏ đi vắng, người vợ lớn lén lấy cái kim ghim vào đỉnh đầu đứa bé. Đứa bé từ ấy phát bệnh la khóc suốt ngày, bỏ ăn, bỏ uống, thân hình tiều tụy, qua bảy hôm thì chết. Trong nhà ai cũng sầu khổ. Người vợ lớn cũng tỏ ra đau đớn, tiếc thương. Còn người vợ nhỏ thì vật mình xuống đất, khóc than thảm thiết suốt cả ngày đêm. Nhưng cả nhà chẳng ai biết được vì sao đứa bé ấy chết. Về sau bà vợ nhỏ biết được do lòng ganh tị của người vợ lớn  và chính bà ấy giết. Bà vợ nhỏ lập tâm báo thù. Bà đến chùa hỏi các thầy tỳ kheo: “Bạch đại đức, muốn toại nguyện lòng mong cầu, phải làm công đức gì?” Các thầy tỳ kheo đáp: “Muồn toại nguyện lòng mong cầu thì phải thọ trì bát quan trai giới, điều cầu xin sẽ được như ý.
Nghe xong, bà xin thọ bát quan trai giới. Sau đó bảy ngày bà chết đầu thai làm con gái bà vợ lớn, thân tướng đẹp đẽ. Bà vợ lớn thương yêu, quí trọng hơn vàng, nhưng oan nghiệt thay, đứa bé ấy chỉ sống được một năm rồi chết khiến cho người mẹ khổ sở đau đớn khôn cùng, khóc lóc thảm thương, bỏ ăn quên ngủ. Oan oan tương báo như thế đến bảy lần, bà vợ lớn đoán biết đây là sự báo oán của  người vợ nhỏ.
Cho đến lần cuối cùng, bà vợ lớn sinh được một bé gái lại càng đẹp đẽ, thân thể đoan trang hơn mấy lần trước, nhưng lần này đứa bé sống được 14 tuổi, sắp có gia đình. Một hôm đang đêm nàng bước ra khỏi cửa, liền ngã lăn ra chết. Bà mẹ khóc lóc kêu gào la hét suốt ngày, lòng thương con cùng cực, khiến bà phát cuồng, không còn biết gì nữa. Bà để xác con giữa nhà, chẳng chịu liệm càng nhìn xác con càng thấy đẹp lạ thường.
Một buổi sáng nọ, các thầy tỳ kheo thiền định, dùng từ tâm quán khắp tâm chúng sinh, thấy người đàn bà ấy bị một chuỗi oan nghiệt nối dài và nay chính là lúc nhờ sự đau khổ cùng tột có thể làm tâm bà bừng sáng. Sau khi dùng từ tâm quán sát, thầy tỳ kheo liền khoác y ôm bát, đến nhà bà vợ lớn khất thực. Đến nơi trước nhà vắng vẻ, bên trong nghe tiếng khóc than quằn quại, thầy rung tích trượng, hồi lâu có kẻ đầy tớ mang cơm ra cúng: “Bạch Ngài, bà chủ con bận việc không thể ra, xin Ngài từ bi nạp thọ”. Thầy sa môn im lặng, không mở bát ra mà nói: “Ta muốn gặp thí chủ”. 

Người đầy tớ trở vào thưa cùng bà vợ lớn rằng thầy sa môn nuốn gặp bà. Bà chủ nói: “Ta có chuyện buồn khổ, chỉ muốn chết thôi, ta không muốn gặp ai cả, mày hãy mang cơm ra cúng dường thầy sa môn ấy và xin Ngài hãy đi đi. Nhưng khi người giúp việc mang cơm ra, Ngài cũng không nhận và nói như trước. Bà vợ lớn tự nghĩ: “Ta đang lúc khổ sở mà vị sa môn này chẳng hiểu được tâm ta, sai ngưởi đem cúng dường mà chẳng nhận, quyết muốn gặp ta, không biết Ngài muốn gì?”  Khi bà bước ra, thầy sa môn vừa trông thấy liền hỏi: “Này thí chủ, vì sao bà có vẻ sầu khổ, đầu tốc rối bù, mặt mày hốc hác tiều tụy đến thế?”. “Bạch Ngài, từ ngày tôi có gia đình đến nay, sinh bảy đứa con gái đứa nào cũng đẹp đẽ dễ thương, nhưng khi đến một hoặc hai ba tuổi thì chết, duy chỉ có đứa con này đến 14 tuổi, đêm hôm vừa bước ra khỏi nhà liền té xuống đất chết ngay. Tôi quá khổ sở, chỉ có muốn chết nữa mà thôi”. Nói xong bà khóc nức nở. Thầy sa môn bảo: “ Hãy rửa mặt, chải đầu rồi ta sẽ nói cho bà nghe”. Nhưng bà ta vẫn khóc, thầy sa môn nói: “Này bà, người vợ nhỏ của ông chủ nhà này vì sao chết?”. Bà vợ lớn nghe nói trong lòng bối rối sợ hãi, tự nghĩ sao vị sa môn này lại biết được việc nhà ta?
Thầy sa môn nói: “Người vợ nhỏ của nhà này sinh được một đứa con trai, vì sao đưa con ấy lại chết đi?”. Bà vợ lớn nghe nói trong lòng càng sợ hãi, run rẩy chẳng nói nên lời. “Này bà, do bà giết đứa bé ấy, nên người mẹ của nó đau khổ rồi chết theo, vì oan oan tương báo, người mẹ của đứa bé quyết báo thù, nên bảy lần sinh làm con của bà rồi lại chết, để bà phải đau khổ mà chết theo như bà đã gây ra cho người vợ nhỏ. Giờ đây đứa con bà vừa mới chết, bà hãy xa ra thì sẽ biết đứa con ấy thể nào?”. Nghe vị sa môn nói, bà quay lại thì toàn thân đứa con ấy tan rã, hôi thối vô cùng. Trong lòng cảm thấy hổ thẹn khủng kiếp, bà cúi đầu đảnh lễ vị sa môn cầu xin cứu độ.
“Ngày mai bà hãy đến chùa ta sẽ làm lễ qui y cho”. . Ngay khi ấy, xác đứa con gái liền biến thành rắn độc, biết được bà vợ lớn sẽ đi thọ giới, nên rắn nằm ngang chặn giữa đường. Thầy sa môn nói với rắn : “Oan nghiệt đã trải qua mấy đời. Người vợ lớn chỉ giết có một người con của nhà ngươi, tại sao nhà ngươi lại làm khổ người ta đến bảy lần. Tội nhà ngươi rất lớn, hôm nay lại muốn cản đường không cho người ta đi quy y tam bảo nữa, tội này đời đời sẽ đọa vào địa ngục, hiện tại nhà ngươi chỉ là thân rắn đâu được thân người”.
Rắn nghe nói, liền nhớ lại kiếp trước, đau đớn trong lòng, vặn mình uốn khúc, đập đầu xuống đất, hướng về vị sa môn mà sám hối. Vị sa môn nói : Hai người đời trước đã tạo oan nghiệt gây khó cho nhau. Vậy kể từ nay tội lỗi mỗi người sẽ được chấm dứt, đời đời không được có ý niệm giết hại nhau nữa. Cả hai đều ăn năn, rắn độc nhờ sức chú nguyện của vị sa môn liền được thác sinh làm thân người.

                                                                        ------------------------------------------------------------

Phạm Đình NhânViết xong tại Ngọc Hà, Hà Nội, ngày 28.02.2013 (19.01.Quý Tỵ)


Trích cuốn "Hành Thập thiện và con đường giải trừ khẩu nghiệp"